Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa âm phiên thiết
cha 㸙
◎ Nôm: 吒 âm phiên thiết: chính xa thiết (正奢切) [Quảng Vận: 165], chi xa thiết, âm cha (之奢切,𠀤音遮) [Tập Vận], “cha: bố vậy” (㸙:父也) [Quảng Nhã], “cha: người ngô dùng để gọi bố” (吳人呼父) [Quảng Vận] [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 2040; Từ Hải 1999: 864; An Chi 2005 t2: 21].
dt. bố, phụ thân. (Ngôn chí 8.8)‖ (Trần tình 39.6)‖ (Thuật hứng 54.8)‖ (Tự thán 94.8)‖ (Bảo kính 164.5)‖ Thờ cha lấy thảo làm phép, rập chúa hằng ngay miễn cần. (Bảo kính 184.3).
chiềng 呈
◎ Nôm: 廛 AHV: trình, âm phiên thiết: trành, đọc âm THV [An Chi 2006 t5: 148]. Phiên khác: gìn (PL), nhìn (ĐDA).
đgt. <từ cổ> tâu lên cho biết. Chiềng cho biết nay dường ấy, chẳng thấp thì cao ắt được dùng. (Bảo kính 132.7).
chổi 帚 / 箒
◎ Đọc âm THV, AHV: trửu [LN Trụ 1959: 85], âm phiên thiết: chỉ tửu (止酒切) [vận hội]. Ss đối ứng coj (1 thổ ngữ), toŋ kwet, doŋ kwet (15 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 195].
dt. đồ dùng để quét. Gió tịn rèm thay chổi quét, trăng kề cửa kẻo đèn khêu. (Thuật hứng 67.3).
cành 梗
AHV: ngạnh, âm phiên thiết: cổ hạnh thiết, âm cành 古杏切,音鯁 (Đường vận, Quảng Vận, Tập Vận), có các âm HHV như: ngành, nhành, cặng, cọng, cậng, cuộng, cuống, ngồng, chành, chánh. [xem thêm TT Dương 2011b]. hoa ngạnh 花梗: cuống hoa. thái ngạnh 菜梗: cọng rau. bình ngạnh 萍梗: cánh bèo. Ss đối ứng: 梗 cáng, kéng (Tày) [HTA 2003: 51, 228]. Ss đối ứng: kɛɲ, ɲɛɲ (21 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 185].
dt. nhành cây. Cây cụm chồi cành chim kết tổ, ao quang mấu ấu cá nên bầy. (Ngôn chí 11.5)‖ (Thuật hứng 50.5)‖ (Bảo kính 142.2, 151.2, 151.3) ‖ (Tảo xuân 193.5)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.3)‖ (Mai thi 225.3).
cơn 根
◎ Nôm: 干 cơn là âm THV có âm phiên thiết là cân, AHVcăn, có nghĩa là “gốc”, “rễ”, “nguồn gốc” [Huệ Thiên 2006: 377] ví dụ: căn nguyên = nguồn cơn (căn do) [Paulus của 1895: 187]. Trong tiếng Hán, 根 trỏ rễ cây, 荄 (cai) trỏ rễ cỏ. Như vậy, đây đều là đồng nguyên tự, có thể tái lập nguyên từ là kal. Mặt khác, từ cơn phan ngọc cho là từ kal gốc Khmer với nghĩa là lúc [ĐDA 1987: 91]. kal là từ Khmer gốc Sanskrit là kalā có nghĩa là phần, bộ phận, phần thời gian. Huệ Thiên cho rằng, không có mối liên hệ về nghĩa giữa kalcơn (2006: 377) là không chính xác, bởi cơn trong cơn gió, cơn bệnh, cơn giận, cơn điên, cơn mưa, đòi cơn, cơn rét, có cơn… đều là mang nghĩa “lúc”. Như vậy, cơn (trong nguồn cơn, cơn cớ) là gốc Hán, ngẫu nghiên đồng âm với cơn (cơn mê) là từ gốc Khmer-Sanskrit.
dt. HVVD lượng từ, trỏ khoảng thời gian xảy xa một hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng tâm sinh lý. Mấy phút om thòm dường tích lịch, một cơn lừng lẫy tựa phong ba. (Giới nộ 191.6). Cơn lừng lẫy: cơn giận.
doanh 營
◎ âm phiên thiết: duynh.
dt. trại đóng quân, dinh quan. Nội hoa táp táp vây đòi hỏi, doanh liễu khoan khoan kháo lữa lần. (Điệp trận 250.4). dinh.
gánh 扛
◎ Nôm: 梗 âm phiên thiết: giang, AHV: công, ABK: káng. gồng trong gồng gánh, ghính, cáng trong cáng đáng, công trong công kênh. Âm HTC: *kruŋ (Lý Phương Quế), *kroŋ (Baxter). Kiểu tái lập ở thế kỷ XV: ?gaɲ⁵ (*a-gánh), có khả năng được song tiết hoá thành *a- gánh, chuẩn đối với *cơ- lui (*klui¹). Về *?g- xin xem HT Ngọ (1999: 58, 61, 111, 114, 115), Shimizu Masaaki (2002: 768). Ss đối ứng tam, dam (21 thổ ngữ), tliəŋ (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 220]. Như vậy, “gánh” gốc Hán, “đem”/ “đam” gốc Việt-Mường. Hình thái có tl- có khả năng gốc Nam Á.
đgt. đảm đương. Gánh, khôn đương quyền tướng phủ; lui, ngõ được đất Nho thần. (Trần tình 37.3).
hèn 閑
◎ pb nhàn. “閑” có âm phiên thiết đời Đường là “hàn”, cứ liệu: “hộ nhàn thiết” (戸閒切) (Đường vận) hoặc “hà nhàn thiết” (vận hội).
tt. <từ cổ> kém cỏi, không đáng gì. Bảy tám mươi bằng một bát tay, người sinh ở thế mới hèn thay. (Trần tình 45.2) (Tự thán 94.4).
tt. <từ cổ> nghèo, trái với phú; có địa vị thấp kém, trái với quý, lưu tích còn trong nghèo hèn, dịch chữ bần tiện. Lấy biêu phú quý đổi biêu hèn, có kẻ thì chê có kẻ khen. (Tức sự 124.1). (Thuật hứng 46.4). Kẻ dân hèn đều làm binh ← 甿隸皆兵 (TKML i 4b6), dân hèn dịch chữ manh lệ (dân đen), Thiếp hèn ở bên trời hãy còn có chưng lòng muông ngựa ← 天涯孽妾尚有犬馬之情 (TKML ii 11a3), thiếp hèn dịch chữ nghiệt thiếp (người thiếp có địa vị thấp kém).
tt. <từ cổ> sơ sài, thấp và nhỏ. Lều hèn vô sự ấy lâu đài, nằm ở chăng từng khuất nhiễu ai. (Tự thán 48.1). đng tiện (trong lều tiện).
kẻ 介 / 个 / 個
◎ Nôm: 几 âm THV của cá [An Chi 2005 t2: 382], là âm HHV. Âm phiên thiết: “cư giá thiết” 居賀切 (Tập Vận, Quảng Vận). Kinh Thư thiên Tần thệ ghi: “Nếu như có kẻ bề tôi” (如有一介臣). Vương Bột trong đằng vương các tự ghi: “Bột tôi mình mỏng ba thước, một kẻ thư sinh” (勃三尺微命,一介書生). Nho lâm ngoại sử ghi: “Vương miện là một gã nông dân” (王冕乃一介農夫) [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 104 - 105]. x. cái.
dt. người (không phân biệt sang hay hèn, cao hay thấp). Con đòi trốn, dường ai quyến, bà ngựa gày, thiếu kẻ chăn. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ (Ngôn chí 13.2)‖ (Mạn thuật 28.7)‖ (Trần tình 38.8, 39.3)‖ Kẻ trượng phu. (Trần tình 43.6)‖ (Thuật hứng 53.1, 57.1)‖ (Tự thán 71.4, 92.1, 92.7, 103.1, 106.5, 112.8, 114.7, 115.7, 121.7)‖ (Tức sự 124.2)‖ (Bảo kính 130.5, 133.6, 135.2, 140.1, 141.2, 146.4, 147.3, 172.4, 173.1, 173.6, 174.2, 175.5, 176.2, 176.7, 177.4, 185.3, 185.7)‖ Hỡi kẻ biên xanh chớ phụ người. (Tích cảnh thi 203.1, 208.2)‖ (Miêu 251.5).
quê 圭
◎ Nôm: 圭 AHV: khuê, âm phiên thiết “quê” (涓畦切) [Tập Vận, vận hội], nghĩa “vùng đất”. Đây là chữ hội ý {thổ + thổ}, xuất phát từ tục phân phong thời xưa, chữ 封 nguyên nghĩa là “mảnh đất của vua chư hầu, gồm hai chữ thổ (圭) và bộ thốn” (封,爵諸侯之土也。从之从土从寸) [Thuyết Văn giải tự; weiger 1915: 210], mà thốn chỉ là dạng khải hoá của bộ thủ (cái tay, trỏ sự sở hữu), sau 封 mới cho nghĩa là ranh giới lãnh thổ. Mặt khác, bản thân chữ “phong” còn có nghĩa là “vua chư hầu cầm ngọc khuê (biểu tượng của vùng đất mình cai quản) vào chầu thiên tử”. Chữ 圭 (hoặc 珪) từ đó mới chuyên dùng để trỏ loại ngọc này, còn nghĩa gốc “đất đai” được chuyển sang dùng tự dạng mới là “畦” [An Chi 2006: 311-312]. Âm HTC của 圭 là: kʷe (Baxter), kʷee (Phan Ngộ Vân). Chữ 貫 (quán) vốn nghĩa là “chuỗi tiền xâu” sau được dùng giả tá để ghi “vùng đất cha ông đã sống” (nguyên quán), mà hình thái ngữ âm quãng thời Tần về sau là *kwel hoặc *kwen, tiếng Việt còn bảo lưu âm “quèn”, như thành quèn (cổ hiền) là thực ấp của Đỗ Cảnh Thạc. Ss đối ứng: *kuel [NT Cẩn 1997: 311]. Chung âm -l cho phép truy nguyên đến thời Proto Việt-Chứt [NT Cẩn 1997: 208- 210; An Chi 2006 t4: 314]. Ss đối ứng kwel, kwe (11 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 259]. Như vậy, “quê” là âm THV cổ xưa nhất (có khả năng trước đời Tần), “quèn” là âm THV thời Tần - Hán - Nam Bắc Triều. Còn “quán” là AHV từ đời Đường.
dt. quê quán. Phần du lịu điệu thương quê cũ, tùng cúc bù trì nhớ việc hằng. (Ngôn chí 16.5)‖ (Mạn thuật 33.1, 35.1)‖ (Thuật hứng 48.1, 50.2, 51.1, 59.1)‖ (Tự thán 71.7, 73.2, 77.5, 107.2, 109.2)‖ (Tự thuật 117.2)‖ (Bảo kính 135.4, 155.1, 158.2).
sông 江
◎ Nôm: 滝 Ss hung: khlôông, khong khen: khloong, uý lô: kroong. [Vương Lộc 1997: 61], k’oŋ (17 thổ ngữ Mường), ʂoŋ (4), p’aw (4), k’aw (1), t’aw (1) [NV Tài 2005: 269], karụng (Katu) [NH Hoành 1998: 299], tả, khuổi [HV Ma 1984: 415]. “giang” là từ vựng cố hữu của tiếng Hán, đã được thấy trong kim văn thời nhà Chu [đằng đường minh bảo 1964: 306]. Sách Thích Danh phần Thích thuỷ của lưu hy ghi: (江,共也。小江流入其中,所公共也) [tb 1936: 28]. Sách Phong Tục Thông Nghĩa phần Sơn trạch ghi: (江者,貢也。出珍物,可貢獻也) [tb 1980: 373]. Bổ sung thêm một số âm phiên thiết như các sách Đường vận, Tập Vận, vận hội đều ghi: “𠀤古雙切,音杠。水名”. Những cứ liệu này chứng tỏ, âm “công” là một âm cổ của “giang”, ít nhất nó đã có thuỷ âm kép từ thế kỷ VI tcn [TH Minh 2005: 72- 81]. Kiểu tái lập: *krông. Như vậy, giang - sông là từ gốc Hán, nậm gốc thái (như nậm thi, nậm rốm, nậm u, nậm na, nậm hạt, nậm giải, nậm mức, nậm việc, nậm mu, nậm lúa), pao - phao - thao - khau gốc Việt-Mường, - đà gốc tày nùng, lưu tích trong sông đà. Ngoài ra, phương ngữ Nghệ An, quảng bình,… còn có từ “rào” nhưng đang bị đẩy lùi để trở thành danh từ riêng (như sông rào cái, sông rào trổ, sông rào quán, sông rào gang, sông rào thanh, sông rào lạc, sông rào nậy). Kiểu tái lập: tʼraw, kʼraw, pʼraw.
dt. trong sông nước. Thuyền chèo đêm nguyệt, sông biếc, cây đến ngày xuân, lá tươi (Ngôn chí 22.5).
uốn 彎
◎ Nôm: 𱚆 / 𭓩 / 揾 AHV: loan [Maspéro 1912: 37; NĐC Việt 2011: 15]. Âm phiên thiết: “ô oan” (Đường vận, Tập Vận, vận hội). Âm HTC: ʔruan (Lý Phương Quế), ʔron (Baxter). Âm HTrC: wan (Pulleyblank, Vương Lực). Như vậy, âm “loan” có khả năng xuất hiện trước đời Đường. Đối ứng -ua- (AHV) -uô- (THV): 販 phán/ bán buôn, 脫 thoát tuột, 拐 quải cuội,… [NĐC Việt 2011: 17]. Ss đối ứng uən (29 thổ ngữ Mường), wən (1) [NV Tài 2005: 285]. (sic), 𭓩 (sic< 宛), 揾.
đgt. nghĩa gốc là căng dây cong cánh cung để bắn (như chữ 彎弓), chuyển nghĩa “làm cho cong”. Thương cá thác vì câu uốn lưỡi, ngẫm ruồi chết phải bát mồ hòn. (Bảo kính 182.3).
đgt. (dẫn thân) khom lưng cong mình. (Mạn thuật 36.6)‖ Phú quý thì nhiều kẻ đến chen, uốn đòi thế thái tính chưa quen. (Bảo kính 140.2, 162.1). Mạc Đĩnh Chi trong bài Quá bành trạch phỏng Đào Tiềm cựu cư có câu: “Vì mấy đấu gạo mà khom lưng, thà treo ấn từ quan lộc”(斗米肯折腰,解印寧辭祿 đẩu mễ khẳng chiết yêu, giải ấn ninh từ lộc).
đgt. HVVD nắn thành, tạo nên. Trời phú tính, uốn nên hình, ắt đã trừng trừng nẻo khuở sinh. (Tự thán 96.1).
vầng 暈
AHV: vựng, âm phiên thiết: vương vấn thiết 王問切 (Quảng Vận, Tập Vận, vận hội). dt. quầng / hừng sáng bao quanh mặt trời, sau trỏ cả quầng sáng của mặt trăng [Thích Danh]. Chuỗi đồng nguyên: hừng, hửng, vừng, vầng, quầng. [NH Vĩ 2011a: 349].
dt. lượng từ của nhật, nguyệt. (Trần tình 42.6)‖ No nao biết được lòng tri kỉ, vạnh non tây nguyệt một vầng. (Bảo kính 161.8, 165.5)‖ Khoan khoan những lệ ác tan vầng. (Tích cảnh thi 199.4). “nhà thơ muốn nói: chậm thôi, chậm thôi, sợ mặt trời lên thì vầng đông cũng tan mất, một ý thơ tinh tế” [NH Vĩ 2011b: 349].
đuổi 追
◎ Nôm: 𧻐 AHV: truy. (ţwi) LH ţui OCM *trui [Schuessler 2007: 630]. Xét chữ “truy” có âm phiên thiết là “đôi”, làm thanh phù cho các chữ có âm đôi như 磓 (ném đá), 䭔 (các loại bánh) [x. NN San 2003b: 167]. Các sách Tập Vận, vận hội ghi âm phiên thiết: “đô lôi thiết, âm đôi” (都雷切,音堆). Ss đối ứng tuəj, duəj (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 217]. Như vậy, đây là từ hán Việt-Mường.
đgt. rượt theo, truy nã. Làm người mựa cậy khi quyền thế, có khuở bàn cờ tốt đuổi xe. (Trần tình 44.8).
hoài 槐
dt. cây hoè. “Hoài” là âm phiên thiết đời Đường, sách Đường vận ghi: “Hộ quai thiết” (戸乖切), sách Tập vận, Vận hội ghi “hồ quai thiết, âm hoài” (乎乖切,𠀤音懷). “Hòe” là âm Hán Việt hiện nay vẫn dùng. Chẳng thấy phồn hoa trong khuở nọ, ít nhiều gưởi kiến cành hoài. (Tự thán 84.8). Đọc là “hoài” vì bắt vần với “ai”, “dài”, “tai”. Cho thấy, tiếng Việt thế kỷ XV tồn tại cả hai âm hoàihòe. Nhưng “hòe” tỏ ra phổ dụng hơn với 3 lần bắt vận với khuôn vần “-oe”.x. hòe.
cái 介
◎ Nôm: 丐, 𡛔 (thanh phù cái 丐). Âm phiên thiết: cổ bái thiết 古拜切 (Quảng vận) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 103], cư bái thiết, tịnh âm cái 居拜切,𠀤音戒 (Tập vận, Vận hội, Chính vận); AHV: giới.
tt. <từ cổ> lớn, to. Sách Nhĩ nhã ghi: “Cái: lớn vậy” (介大也). Kinh dịch ghi: “Nhận phúc lớn này, từ tiên Vương Mẫu” (受茲介福,于其王母), Vương Bật chua: (受茲大福) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 104]. Tiếng Việt còn bảo lưu một số từ như sông cái (>< sông nhánh), rễ cái (>< rễ phụ), cột cái (>< cột quân), đường cái (>< đường nhỏ), nhà cái,... Sau, mới chuyển thành danh từ với nghĩa (cái chủ, cái chính, kẻ đứng đầu, cầm trịch), như cầm cái, làm cái, bắt cái.
dt. HVVD. <từ cổ> mẹ [An Chi 2005 T2: 203], nghĩa này dẫn thân từ nghĩa “to, lớn”, như sông cái = sông mẹ [Paulus Của 1895: 90], do mẹ cũng có nghĩa tương tự: cái lớn cái nặng là mẹ, cái nhỏ cái nhẹ là con” [Từ hải, chuyển dẫn An Chi 2005 T2: 204]. Vì thế, cái đã chuyển dụng sang nghĩa “mẹ”, “giống cái”. (Ngôn chí 21.8). Nhắn bảo phô bay đạo cái con, Nghe lượm lấy, lọ chi đòn. (Huấn nam tử 192.1)‖ con dại cái mang tng. Đạo cái con: là đạo của con đối với mẹ, còn có biến thể đảo âm là “con cái”. Âm PVM: *ke? [VĐ Nghiệu 2011: 46]. Ss đối ứng kaj (18 thổ ngữ Mường), maj (2 thổ ngữ), me (4 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 219], kạn (Katu) [NH Hoành 1998: 252]. Cái / gái - mái - mẹ là các từ đồng nghĩa/ gần nghĩa vào thời cổ, có khả năng nghĩa gốc đều trỏ “giống cái” hoặc “mẹ”. Mẹ / mạ / / me (媽), mụ (媒), u (媼) là từ gốc Hán, cái / gái gốc Việt-Mường, mái chưa rõ gốc, nạ - bầm gốc Việt.
dt. <từ cổ> âm cổ của gái, phái sinh từ nghĩa ②, “mẹ” > giống cái, con gái nói chung. “Con cái: con trai và con gái, chỉ dùng cho người” [Rhodes 1651: 51]. Thế sự trai yêu thiếp mọn, Nhân tình cái nhớ chồng xưa. (Bảo kính 179.6). “Lại cái: nguyên là đàn ông mà giả dạng đờn bà; không phải đực không phải cái” [Paulus Của 1895: 90].
khôn 困
◎ Nôm: 坤 AHV: khốn, âm phiên thiết: “khổ côn thiết, âm khôn” (苦昆切,音坤). [Khang Hy tự điển: 217] Trong Hán văn, “khôn” / “khốn” trỏ việc “khốn khó”, “nghèo khốn”, “nguy khốn”, “nguy nan”. Vào tiếng Việt, ngữ tố này đã được hư hoá.
tt. HVVD. <từ cổ> khó, “khôn cùng: khó cùng, không cùng, không hết. Không kể: khó kể, không kể được. Khôn xiết: khó xiết, không hết, không kể cho cùng. Khôn ví: không lẽ sánh, khó sánh” [Paulus Của 1895: 499]. Kỳ, ký, nô, thai đà có đấy, Kẻ dìn cho biết lại khôn thay. (Tự thuật 112.8).
đgt. <từ cổ> khó có thể. (Thủ vĩ ngâm 1.5)‖ (Ngôn chí 6.6)‖ Cuốc cằn ước xáo vườn chư tử, Thuyền mọn khôn đua bể lục kinh. (Ngôn chí 7.4)‖ (Mạn thuật 36.6)‖ (Trần tình 37.3)‖ (Thuật hứng 49.6, 65.5 68.4)‖ (Tự thán 87.4)‖ (Tự thuật 113.4, 118.2)‖ (Bảo kính 137.3, 142.5, 150.4, 156.6, 180.6)‖ (Quy Côn Sơn 189.3)‖ (Tích cảnh thi 199.1, 201.2)‖ (Thủy thiên nhất sắc 213.5)
p. <từ cổ> không [Paulus Của 1895: 499]. Chớ cậy sang mà ép nè, Lời chăng phải vuỗn khôn nghe. (Trần tình 44.2).
đốt 焠
◎ Nôm: 炪 Âm phiên thiết: thủ nội (取內), AHV: thối, âm HTC: *sthuts (Baxter). Xét cấu trúc {火+卒}, thanh phù tốt. Như vậy, đốt là âm THV [Schneider 1995]. Văn cảnh: “Có người chán nằm bèn đốt tay, có thể gọi là tự nhẫn vậy” (有子惡臥而焠掌,可謂能自忍矣!) [Tuân Tử - Giải tế]. Như vậy, “đốt” gốc Hán, “nung”- “cháy” gốc Việt. Ss đối ứng toc, doc, tot, dot (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 216]. x. trui.
đgt. làm cho cháy. Bốn bể nhẫn còn mong đuốc đốt, Dầu về dầu ở mặc ta dầu. (Bảo kính 154.7). x. đuốc.
đgt. <từ cổ> phơi, đối dịch chữ bộc 曝. Chữ này thông với bộc 暴 trong tiểu triện gồm hình mặt trời ở trên, với chữ củng 廾 (hai cánh tay giơ lên), với chữ xuất 出 và bộ mễ 米 (thóc, gạo) trỏ việc mang thóc ra phơi nắng. Cơ- gió thổi mặt bờ- lời đốt < 風吹日曝 (Phật thuyết 20a3), tiếng Việt và tiếng Hán có từ bộc lộ 曝露, với nghĩa gốc là phơi nắng phơi sương, và nghĩa dẫn thân hiện nay vẫn dùng là ”thể hiện lòng mình ra”, gần nghĩa với các từ Hán Việt Việt tạo khác là bộc bạch 曝白, bộc trực 曝直. Chữ Nôm có bộ hỏa là vì vậy. Cũng có thể phiên là chuốt với nghĩa “trau chuốt, tu rèn” như TVG, ĐDA, MQL, PL. Nhưng sẽ làm ý thơ lộ, và quan trọng nhất là làm lộ chủ thể phát ngôn. Trong khi, đây là bài vịnh hoa cúc đỏ. Cho nên, ”đốt lòng đan” là tả việc cánh hoa cúc nở bung ra trong tiết thu, phơi màu son đỏ rực rỡ của nó dưới nắng sương, chẳng lấm chút bụi trần. Đặt câu thơ trong cả bài thơ, ta sẽ thấy hình tượng ”phơi lòng đan” nằm trong tổng thể hữu cơ với những tầng biểu tượng xoay quanh hoa cúc. Và đương nhiên, lúc này, ta mới tính đến hàm ý ngôn ngoại của cả bài thơ. Đốt lòng đan chăng bén tục, Bền tiết ngọc kể chi sương. (Cúc 217.3).